Các sản phẩm từ cây cao su đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng gỗ cao su đã và đang trở nên khá phổ biến và ưa chuộng. Các thông tin được chúng tôi chia sẻ tại bài viết sau sẽ giúp bạn biết được gỗ cao su có tốt không? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này hiện nay như thế nào.
Tổng quan về cây gỗ cao su
Trước khi đi tìm hiểu về những đặc điểm và ứng dụng của gỗ cao su thì hay cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về cây gỗ này.
Nguồn gốc và phân bố cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis và xuất xứ từ rừng mưa Amazon của Nam Mỹ. Loài cây này được người Pháp đưa vào trồng từ năm 1978 tuy nhiên không sống được. Đến năm 1892, 2.000 hạt cao su nhập từ Indonesia về Việt Nam trồng và có 1.600 cây sống sót.
Đến nay cây cao su đã được nhân giống và trồng ở nhiều khu vực tỉnh thành trên cả nước. Khu vực có điều kiện thuận lợi và chiếm phần lớn diện tích trồng loại cây này là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đặc điểm sinh thái
Thân cây cao su trưởng thành thông thường cao khoảng 20m. Một số cây mọc ở nơi điều kiện thích hợp có thể cao đến 30m. Rễ cây cao su ăn sâu và lan rộng theo tán lá, diện tích khoảng 6 đến 10m. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt, vỏ chứa các mạch nhựa mủ màu trắng hoặc vàng.
Lá cao su là dạng lá kép, mọc thành từng tầng, những cây có tuổi trên 3 năm sẽ rụng lá khi qua đông, với những cây tuổi nhỏ hơn không có hiện tượng này. Để có thể khai thác được mủ cây cao su phải đợi đến 5 năm và thời gian khai thác được khoảng 20 đến 30 năm.
Cây cao su chỉ sinh trưởng bằng hạt. Hạt sau khi ươm phát triển thành cây non. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình từ 22 – 30 độ C, cần mưa nhiều nhưng không chịu được úng nước.
Gỗ cao su thuộc nhóm mấy
Cây cao su được trồng với mục đích ban đầu là khai thác lấy mủ. Sau khi khai thác hết khả năng lấy mủ thì phần thân cây được đón hạ làm củi hoặc bỏ không. Lý do là bởi gỗ cao su thuộc gỗ nhỗm VII. Nhóm gỗ này có trọng lượng nhẹ, sức chống chịu kém, dễ bị mục nát và mối mọt tấn công nên có giá trị thấp.
Tuy nhiên từ đầu thế kỉ 21, khi công nghiệp phát triển và máy móc hiện đại ra đời thì giá trị của gỗ cao su đã tăng lên nhiều lần bởi công nghệ gỗ ghép thanh. Các sản phẩm ứng dụng của gỗ cao su ghép đã dần phổ biến và được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt là do tình trạng khan hiếm của các loại gỗ tự nhiên, nên giá của loại gỗ này cũng có sự tăng trưởng.
Quy trình sản xuất gỗ cao su ghép thanh
Cây cao su sau khi đã hết thời gian thu hoạch mủ, sẽ được khai thác để lấy gỗ. Do đường kính cây nhỏ nên sẽ được xẻ thành từng thanh gỗ, sau đó sử dụng các phương pháp ghép nối để tạo thành sản phẩm. Quy trình sản xuất cơ bản theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gỗ được đưa vào xẻ thành tấm, thanh nguyên liệu và phân chia theo các loại tiêu chuẩn.
Bước 2: Xử lý chống mối mọt, nấm mốc
Nguyên liệu sẽ được cho vào trong bồn tẩm áp lực có pha hóa chất với tỉ lệ thích hợp để giúp cho gỗ không bị các loại côn trùng xâm hại.
Bước 3: Công đoạn sấy khô
Gỗ sẽ được sấy đến khi đạt được độ ẩm thích hợp là 12%. Phần gỗ sau khi sấy khô sẽ được bào kỹ và cắt bỏ những mẫu xấu.
Bước 4: Ghép gỗ
Những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục được đưa vào để ghép nối với nhau bằng các loại máy được lập trình sẵn tạo thanh những tấm ván theo yêu cầu.
Bước 5: Hoàn thiện bề mặt và lưu trữ
Công đoạn cuối cùng gỗ sẽ được làm nhẵn bề mặt và chà nhám để sản phẩm được trở nên bắt mắt hơn.
Thành phẩm sau chế biến sẽ giúp tăng được tính ổn định, độ bền và hạn chế được tối đa sự biến dạng của gỗ. Ván gỗ cao su ghép thanh được sử dụng để tạo ra những sản phẩm đồ nội thất hoặc xuất khẩu.
Các kiểu ghép gỗ cao su
Đây là một trong các công đoạn thuộc quy trình sản xuất gỗ cao su và tạo ra những tấm gỗ có kích thước lớn. Công đoạn này phải được tiến hành bằng các công nghệ và máy móc hiện đại để đảm bảo mức độ chính xác tuyệt đối.
Mỗi kiểu ghép gỗ sẽ có cách thực hiện và vẻ đẹp khác nhau. Có ba kiểu ghép gỗ được đánh giá là cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất gồm.
Ghép thanh gỗ song song
Kiểu ghép này được chọn từ những thanh gỗ có cũng chiều dài nhưng không bắt buộc cùng chiều rộng. Chúng sẽ được ghép song song với nhau để tạo thành tấm ván gỗ có kích thước lớn tùy ý.
Gỗ cao su ghép mặt
Đối với những thanh gỗ có chiều dài không bằng nhau sẽ dùng cách ghép này. Tạo hình răng cưa ở hai đầu thanh gỗ rồi ghép chúng lại với nhau để tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Sau đó sẽ dùng cách ghép song song để ghép chúng thành tấm gỗ lớn. Sản phẩm hoàn thiện sẽ thấy rõ vết ghép răng trên bề mặt.
Kiểu ghép cạnh gỗ cao su
Tấm vấn gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lược (ở bên cạnh) rồi ghép thành các tanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Tiếp đến là cũng dùng cách ghép song song để tạo ra tấm ván khổ lớn. Sản phẩm hoàn thiện sẽ chỉ thấy 1 vết ghép và có độ thẩm mỹ cao hơn kiểu ghép mặt.
Gỗ cao su có tốt không?
Chắc chắn rằng khi bạn có nhu cầu sử dụng một sản phẩm nào đó thì điều đầu tiên bạn băn khoăn sẽ luôn là chất lượng của nó có tốt hay không. Đối với đồ gỗ nội thất thì lại cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn. Bởi vì đây là những sản phẩm sử dụng lâu dài và cần phải đảm bảo được sự tiện nghi trong sinh hoạt hằng ngày.
Để có thể xác định được “gỗ cao su có tốt không” chúng ta cùng tham khảo qua những ưu và nhược điểm của loại gỗ này.
Ưu điểm của gỗ cao su
Tuy đây là loại gỗ thuộc nhóm gỗ thông thường nhưng khi qua xử lý gỗ cao su lại có những đặc điểm vượt trội mà các loại gỗ cùng nhóm khó bằng. Vậy nên hiện nay loại gỗ này càng được nhiều người lựa chọn và sử dụng.
– Độ bền cao
Cây cao su được khai thác làm gỗ khi đã rút hết mủ và có tuổi đời khá lâu năm nên xét về độ ổn định là tương đối tốt. Bên cạnh đó khả năng chịu lực, chịu va đập cũng được đánh giá khá cao.
Vấn đề về mối mọt thì như đã nói ở trên, nhờ vào công nghệ tiên tiến hiện nay loại gỗ này cũng giảm được sự xâm hại của tất cả các loại côn trùng. Ngoài ra gỗ cũng hạn chế được cong vênh và co ngót.
– Trọng lượng và kiểu dáng
Loại gỗ này có trọng lượng nhẹ nên quá trình khai thác và vận chuyển dễ dàng, khi gia công sản xuất cũng thuận lợi hơn.
Màu sắc của gỗ có màu vàng đẹp mắt và phù hợp với nhiều kiểu không gian nội thất. Vậy nên các sản phẩm làm từ gỗ này đẹp mắt và được nhiều người yêu thích.
– Độ an toàn
Mủ của cây cao su rất độc, tuy nhiên khi cây được khai thác gỗ đã không còn sản sinh ra mủ nữa. Vì vậy mà các chuyên gia vẫn đánh giá cao về mức độ an toàn sức khỏe con người khi sử dụng.
Nhược điểm của gỗ cao su
Tuy rằng, loại gỗ này có rất nhiều các ưu điểm khá tốt nhưng nó vẫn còn một số nhược điểm chưa được khắc phục. Vì lý do này mà một số khách hàng vẫn còn phân vân khi lựa chọn các sản phẩm được làm từ gỗ cao su.
– Chất lượng gỗ
Nếu so với các loại gỗ tự nhiên được khai thác chuyên về sản xuất đồ nội thất như gỗ hương, gỗ gõ, gỗ mun…thì loại gỗ này vẫn có độ bền và tuổi thọ thấp hơn.
– Giá thành
Trên thị trường hiện nay, các mặt hàng được sản xuất từ loại gỗ này vẫn có mức giá khá cao so với những dòng sản phẩm có cùng kiểu dáng nhưng khác về chất liệu.
– Phong cách
Từ màu sắc và kiểu dáng thì gỗ cao su không quá phù hợp với những không gian với lối thiết kế cổ điển hoặc nội thất sang trọng.
Giá gỗ cao su bao nhiêu 1 khối?
Tùy vào nguồn cung và khoảng thời gian mà giá gỗ cao su có thể thao động từ 4.000.000 – 7.000.000 đồng/1m3. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với một số nhà phân phối để nhận được những ưu đãi và giá thành chính xác nhất.
Ứng dụng của gỗ cao su hiện nay
Dưới đây là một số ứng dụng từ gỗ cao su được khách hàng ưa chuộng nhất hiện nay. Đây là những gợi ý để bạn tham khảo và có ý tưởng trong việc thiết kế trang trí nhà cửa.
Kệ trang trí
Chiếc kệ này sẽ là không gian để trưng bày những vật trang trí, tranh ảnh hoặc đồ lưu niệm, giúp mang lại cảm giác sinh động và ấm cúng hơn cho căn phòng.
Hoặc đây có thể là chiếc kệ tivi trong không gian phòng khách cũng sẽ rất phù hợp.
Bàn trà gỗ nhỏ
Với những gia đình có không gian phòng khách nhỏ thì việc lựa chọn mẫu bàn trà nhỏ gọn sẽ rất phù hợp. Mẫu bàn này vừa giúp tiết kiệm được không gian vừa tạo được điểm nhấn cho căn phòng.
Giường ngủ gỗ cao su
Loại gỗ này được đánh giá là an toàn cho người dùng vậy nên cũng rất thích hợp để làm giường ngủ. Chất liệu gỗ này sẽ mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện, đặc biệt là rất phù hợp với người yêu thích vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên của gỗ.
Hiện nay, mẫu giường ngủ thiết kế kiểu đơn giản và có dáng thấp đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nếu bạn đang có ý muốn tìm mua giường ngủ đẹp thì đây là có thể là một sự lựa chọn.
Bộ bàn ghế ăn
Bộ bàn ghế ăn chắc chắn là món đồ nội thất không thể thiếu trong gia đình. Mẫu bàn ăn từ 4 – 6 ghế làm từ gỗ cao su có màu vàng ấm sẽ tạo được sự ấm cúng cho không gian. Đặc biệt là với những gia đình chưa có nhiều điều kiện kinh tế thì chọn lựa này cũng sẽ tiết kiệm nhiều hơn.
Nội thất văn phòng gỗ cao su
Thiết kế không gian văn phòng nói chung và phòng làm việc nói riêng bằng chất liệu gỗ cao su là cách tiết kiệm nhiều chi phí. Đồng thời, loại gỗ này cũng có thể dễ dàng di chuyển và phù hợp cả với những không gian có diện tích không quá lớn.
Tổng kết
Qua những thông tin trên mà My House Design hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về đặc điểm cũng như những ưu và nhược điểm của gỗ cao su. Đặc biệt là có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên sử dụng đồ nội thất làm từ loại gỗ này hay không, để có được sự lựa chọn phù hợp.