Các sản phẩm từ gỗ tự nhiên luôn được nhiều người tìm kiếm và săn đón. Bởi Chúng luôn chứa đựng một nét đẹp hoàn hảo từ thiên nhiên và có những đặc tính đặc biệt mà không có ở bất cứ loại vật liệu nào có được. Trong đó “gỗ lũa” là một trong những thú chơi đồ gỗ rất đặc biệt. Nếu bạn muốn biết gỗ lũa là gì và những thông tin chi tiết hơn thì hãy tham khảo những kiến thức tổng hợp tại bài viết sau đây nhé.
Tổng quan về gỗ lũa
Cái tên gỗ lũa có thể xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn biết nó là gì sẽ khá là bất ngờ đấy nhé.
Gỗ lũa là gì?
Gỗ lũa là phần lõi bên trong của các gốc cây cổ thụ đã chết hoặc đã bị bào mòn và hóa thạch sau hàng trăm năm, có khi là hàng ngàn năm. Từ quá trình hình thành này nên phần lõi của các loại gỗ trên rất cứng, chắc, không bị mục nát, nứt nẻ hay mối mọt xâm hại.
Thông thường, cây đã chết nếu chịu tác động tự nhiên lâu ngày sẽ bị mục nát. Do đó gỗ lũa chỉ có ở những cây gỗ tốt, quý hiếm và lâu năm như gỗ hương, gỗ mun, gỗ nghiến, gỗ táu, gỗ lim.. .Những loại cây này thường chỉ mọc ở nơi rừng sâu, đất khô cằn và thiếu dinh dưỡng.
Đặc điểm cơ bản
Những đặc điểm chung của hầu hết các loại gỗ lũa đó là như gỗ rất cứng, chắc, không bị mối mọt, không bị mục nát, nứt nẻ hay cong vênh. Nó hầu như có thể chịu được tất cả các tác động từ môi trường khắc nghiệt như mưa, nắng, côn trùng, dòng nước chảy…
Hình dáng của lũa cũng rất đặc biệt, không bị trùng lặp, có thể gọi là độc nhất vô nhị, bạn sẽ không bao giờ tìm được cái thứ hai có hình dáng giống nó. Đặc điểm độc đáo này cũng là lý do mà loại gỗ này lại có giá trị và được nhiều người săn lùng đến như vậy.
Các loại gỗ lũa
Tùy vào điều kiện hình thành sẽ tạo ra các loại gỗ có đặc điểm và giá trị kinh tế khác nhau. Dựa theo nhiều yếu tố, người ta đã phân gỗ lũa ra thành 3 loại chính sau:
Gỗ lũa nằm dưới bùn nước
Đây là loại lũa phổ biến và được tìm thấy nhiều nhất. Thông thường sau những đợt lũ lớn ở vùng núi, các gốc cây đã chết không thể bám trụ vào đất sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước và bị chôn vùi dưới lòng sông hoặc suối. Các gốc cây này sau thời gian bị ở trong lớp bùn nước lâu ngày sẽ có thể hình thành được loại gỗ lũa quý hiếm.
Đặc điểm của loại lũa nằm dưới bùn nước này là nó có một màu đen bóng, khi gia công thành sản phẩm sẽ mang đến vẻ sang trọng và đẳng cấp.
Tuy nhiên, khi tìm kiếm và khai thác loại gỗ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi đa phần những gốc cây này đều có khối lượng nặng đến hàng tấn. Vì thế mà những người chuyên săn lùng loại gỗ này thường mất rất nhiều thời gian và công sức để kéo được gỗ từ dưới bùn lên.
Gỗ lũa nằm sâu trong đất
Nghe tên thì chắc hẳn ai cũng biết loại gỗ này được tìm thấy ở đâu. Để có thể khai thác được loại gỗ lũa nằm sâu dưới lòng đất này thường những người có kinh nghiệm sẽ làm theo hai cách.
– Cách 1: Đào phần đất xung quanh gốc cây nhưng phải rất cẩn thận vì có thể làm đứt rễ sẽ làm mất giá trị của gỗ.
– Cách 2: Chờ trời mưa lớn để đất mềm ra và tiến hành phun nước vào cho trôi hết đất xung quanh gốc cây.
Ưu điểm của loại gỗ nằm dưới lòng đất này là có thể giữ được bộ rễ thành chùm, màu và vân gỗ. Loại gỗ này cũng dễ dàng trong việc gia công tạo hình hơn.
Gỗ lũa tạo thành từ mưa gió
Với hai loại gỗ lũa trên chúng sẽ được tạo thành và tìm thấy trong rừng sâu. Còn loại lũa thứ ba này thì lại nằm ở các vùng rừng bán sa mạc.
Điều kiện thời tiết tự nhiên mưa nắng gió sẽ bào mòn gỗ cho đến khi chỉ còn lại phần lõi bên trong. Trong ba loại thì loại lũa tạo thành từ mưa gió này được đánh giá cao nhất, bởi nó rất hiếm, vân gỗ đẹp và độ bền thì có thể gọi là tuyệt đối.
Quy trình chế tác gỗ lũa
Gỗ lũa có độ hiếm, tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên để có thể tạo ra được một sản phẩm hoàn hảo các nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức. Không chỉ cần tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình gia công, chế tác mà ngay từ giai đoạn chọn nguyên liệu họ cũng phải mất rất nhiều thời gian.
Nếu bạn đã biết gỗ lũa là gì thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về quy trình chế tác các sản phẩm từ loại gỗ này.
Giai đoạn 1: Tìm kiếm nguồn gỗ
Đầu tiên, những thợ gỗ chuyên nghiệp phải đi kiếm tìm những gốc cây cổ thụ to và quý hiếm. Sau khi tìm được nguyên liệu, nếu gỗ còn tươi phải phơi cho bớt nhựa trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng. Khi đã phơi khô phải gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm gần vỏ, chỉ lấy phần lõi bên trong để làm lũa.
Giai đoạn 2: Lên ý tưởng và tiến hành thi công
Đây là khâu quan trọng nhất trong tất cả quá trình chế tác. Nó quyết định hình thù của sản phẩm. Tại công đoạn này, bắt buộc những người nghệ nhân phải cân nhắc thật kỹ vì nó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả giá trị của sản phẩm về sau.
Tiếp theo các nghệ nhân sẽ bắt đầu sáng tạo tác phẩm nghệ thuật trên gỗ. Điều tiên quyết cần đảm bảo đó là giữ lại được những đường nét tự nhiên của nó. Loại gỗ này rất cứng, chắc nên từng nhát dao, từng đường khắc các nghệ nhân phải rất tỉ mỉ và kiên nhẫn để gọt giũa.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện sản phẩm
Các sản phẩm từ gỗ lũa thông thường đều được làm bằng phương pháp thủ công và rất hạn chế sự hỗ trợ từ máy móc. Đặc biệt chúng đều là các tác phẩm đơn chiếc, thời gian và cách thức sản xuất khác nhau chứ không giống như các loại sản phẩm được sản xuất đại trà.
Để tạo ra một sản phẩm từ chất liệu gỗ đặc biệt này các nghệ nhân không chỉ có khiếu tưởng tượng, tạo hình mà còn phải có đôi bàn tay khéo léo. Mỗi một sản phẩm làm từ loại gỗ này có thể mất vài năm để chúng đạt được giá trị về nghệ thuật cao nhất.
Giá gỗ lũa là bao nhiêu
Các sản phẩm hoàn thiện từ gỗ lũa có thể to, nhỏ, độ tinh xảo khác nhau nên do đó giá thành của chúng cũng không có giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết giá gỗ lũa nguyên liệu là bao nhiêu thì cần phải biết đến những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của loại gỗ này. Cụ thể:
Loại gỗ tạo nên lũa
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để định mức giá của các loại lũa. Bởi mỗi loại gỗ tự nhiên sẽ có mức giá khác nhau. Nếu gỗ lũa được hình thành từ loại gỗ có giá trị cao thì mức giá của nó cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt là những dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ thì không những giá thành cao mà chất lượng còn cựu kì tốt.
Kích thước gỗ
Hầu hết tất cả các loại gỗ khi kích thước càng lớn thì giá trị kinh tế càng cao. Đặc biệt là dòng gỗ khó khai thác như lũa, bởi kích thước càng lớn những người khai thác phải mất rất nhiều công sức và thời gian.
Hình dáng gỗ lũa
Như đã nói ở trên, loại gỗ này có hình dáng rất đặc biệt không có 2 khúc gỗ nào giống hệt nhau.Vậy nên loại nào có hình dáng càng độc đáo thì giá trị sẽ càng cao.
Nét điêu khắc
Đa phân loại gỗ này thường được ưa chuộng bởi nét tự nhiên nhưng cũng có một số mẫu cần phải được điêu khắc để tăng thêm vẻ đẹp thì mới tăng thêm giá trị.
Ứng dụng của gỗ lũa là gì
Hiện nay, các sản phẩm từ gỗ lũa được đánh giá là đồ trang trí xa xỉ, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế rất cao. Dưới đây là một số sản phẩm, ứng dụng phổ biến của gỗ lũa trong cuộc sống hiện nay
Bộ bàn ghế gỗ lũa
Những bộ bàn ghế với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân họ luôn giữ được đường nét tự nhiên của gỗ. Bên cạnh đó hình dáng độc đáo của loại gỗ này cũng giúp cho bộ bàn ghế trở thành sản phẩm độc nhất vô nhị.
Dân chơi đồ gỗ thường săn lùng những bộ bàn ghế này để trang trí giúp cho phòng khách trở nên sang trọng, tinh tế hơn. Đặc biệt là tạo được điểm nhấn cho không gian và nâng cao giá trị cũng như đẳng cấp của chủ nhà.
Tuy nhiên, bởi sự khan hiếm của loại gỗ này nên ứng dụng làm đồ nội thất như bàn ghế thường là rất ít. Đồng thời, giá trị của chúng cũng cao ngất ngưởng, có thể lên tới vài tỉ hoặc hàng chục tỉ đồng.
Gỗ lũa nghệ thuật
Sử dụng và sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ lũa là một thú chơi tốn kém chi phí, thời gian và tâm huyết. Bởi mỗi tác phẩm có những hình sáng, đặc thù riêng. Đi liền với đó là cách trưng bày, sử dụng sao cho phù hợp với không gian nên vì vậy không phải ai cũng có đủ điều kiện với bộ môn nghệ thuật đặc biệt này.
Các tác phẩm nghệ thuật cũng không giới hạn về hình dáng, kích thước và giá trị. Tính thẩm mỹ của chúng nằm ở cách nhìn của mỗi con người.
Điêu khắc tượng phật bằng gỗ
Nhờ vào chất lượng gỗ chắc, cứng, bền và tính thẩm mỹ cao nên gỗ lũa cũng thường được dùng để chế tác thành tượng phật. Từ lâu những tượng phật được thờ cúng trong chùa thường được làm từ các gốc gỗ lũa có kích thước lớn.
Một số mẫu tượng đẹp và phổ biến như tượng phật quan âm, phật di lặc, tượng thành hoàng làng hoặc những vị anh hùng có công với nước. Những bức tượng này tồn tại đến ngày nay không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị về mặt tâm linh.
Tuy nhiên, do tình trạng khan hiếm của loại gỗ này nên ngày nay rất đã hạn chế được dùng để làm tượng lớn. Hầu hết các tượng phật có kích thước nhỏ hoắc được tạo ra từ gỗ giả lũa.
Gỗ lũa thủy sinh trang trí bể cá
Những bể cá được trang trí bằng loại gỗ lũa có giá trị thẩm mỹ rất cao. Gỗ có thể được chế tác tạo hình hoặc giữ nguyên hình dáng nguyên bản và thông qua các bước xử lý rồi mới được đưa vào bể cá.
Để dùng loại gỗ này trang trí bể thủy sinh, người ta thường phải xử lý chúng rất kỹ bằng cách ngâm oxy già và phơi nắng khoảng 1 tuần. Cũng có thể luộc với nước muối 2 đến 3 lần để loại bỏ chất bẩn và độc tố tránh gây hại cho cá.
Gỗ lũa ghép lan
Loại gỗ lũa được dùng để ghép lan hay trồng lan thường là những loại gỗ không chưa nhiều tinh dầu, có hốc và được xử lý kĩ càng. Với giá trị và độ hiếm của lũa cộng thêm vẻ đẹp từ các giống lan thì đây là một sự kết hợp cực kì độc đáo và sang chảnh.
Lời kết
Lũa là một loại gỗ đặc biệt và ứng dụng các sản phẩm thường rất có giá trị. Từ những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn gỗ lũa là gì mà chỉ những người có tiền và chịu chơi mới có thể sở hữu. Nếu bạn yêu thích các sản phẩm đồ gỗ thì chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những bài viết phân tích chuyên sâu.
Hãy theo dõi và tiếp tục ủng hộ chúng tôi nhé.