Gỗ sưa là một trong số những loại gỗ quý hiếm và được rất nhiều người săn lùng. Thế nhưng liệu bạn đã biết về nguồn gốc, đặc tính cũng như có bao nhiêu loại gỗ sưa hay chưa. Đồng thời, qua nhiều nguồn thông tin, giá trị của cây gỗ này có khi lên tới cả tỉ đồng. Vậy, thực sự gỗ sưa có tác dụng gì? Cùng chúng tôi phân tích và giải mã thông qua bài viết này nhé.
Tổng quan về cây gỗ sưa
Trước khi đi tìm hiểu về tác dụng của gỗ sưa hãy cùng bắt đầu với một số thông tin cơ bản nhé.
Nguồn gốc của cây sưa
Cây gỗ sưa có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Đây là cây thân gỗ và thuộc nhóm cây họ Đậu (Fabaceae). Ở Việt Nam, loại cây gỗ này còn được gọi là trắc thối, huỳnh đàn hoặc thàn nát.
Cây sưa thích ánh sáng, ưa đất sâu, dày và có độ ẩm cao, thường mọc ở đai có độ cao tuyệt đối dưới 500m và được tìm thấy ở các khu rừng mưa nhiệt đới hoặc là rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Chúng chủ yếu phân bố ở Việt Nam, ngoài ra còn phân bố rải rác ở Hải Nam, Trung Quốc.
Đặc tính sinh học của cây gỗ sưa
Vỏ cây sưa có màu nâu hoặc xám, có chiều cao trung bình khoảng 20 đến 30m. Tán lá cây thưa, lá ít khi bị rụng, hoa sưa có màu trắng và có mùi thơm, cành sưa khi còn non có lông mịn và thưa bao quanh. Đây cũng là loại cây được trồng để làm cảnh quan đường phố.
Gỗ sưa thuộc nhóm mấy
Gỗ sưa được xếp thuộc vào nhóm gỗ IA là nhóm gỗ cực kỳ quý hiếm. Tuy là một loại gỗ quý hiếm nhưng cây sưa chỉ quý nhất là ở phần trong lõi còn phần giác gỗ bên ngoài thì có giá trị không cao.
Gỗ sưa có mấy loại
Dựa vào màu sắc và vân gỗ trên thân cây, người ta chia các loại gỗ sưa như sau.
Gỗ sưa trắng
Vỏ của thân sưa trắng nhẵn, nếu sống lâu năm sẽ xuất hiện các lớp vảy chết, hoa mọc thành chùm và có mùi thơm nhẹ. Gỗ sưa trắng có lớp thịt dày, hoa văn nhỏ mãnh không sắc nét, màu sắc khá nhợt nhạt không đẹp bằng loại sưa đỏ. Loại cây này chủ yếu được trồng làm cây xanh ven đường hoặc công viên, ít có tính ứng dụng trong cuộc sống.
Gỗ sưa đỏ
Vỏ thân cây sưa đỏ sần sùi, quả kết thành từng chùm, khi đốt lên có mùi thối rất đặc trưng nên dễ dàng phân biệt.
Giống cây này rất dễ trồng và chăm sóc, tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể thu hoạch sau khi trồng từ 8 đến 10 năm. Sưa đỏ có lõi to, thớ gỗ nhỏ, mịn, có màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen và rất cứng. Trong thân có tinh dầu tự nhiên giúp cho gỗ không bị mối mọt xâm hại và thân cây còn có mùi thơm nhẹ có thể lưu giữ rất lâu.
Sưa đỏ có vân gỗ với những đường nét hoa văn không đi theo quy tắc nhưng lại rất độc đáo và đẹp mắt. Một số đường nét vân gỗ còn tạo hình mặt quỷ nên có nhiều người gọi sưa đỏ là sưa mặt quỷ.
Vào thời phong kiến, cây sưa đỏ còn được gọi là cây trắc thối Giao Chỉ và nó được sử dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất cung đình.
Gỗ sưa vàng
Phần ngoài của gỗ có màu vàng nhạt, càng vào sâu thì màu càng đậm hơn. Đặc biệt loại gỗ này có mùi thơm rất hấp dẫn nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngoài làm đồ nội thất người ta còn dùng nó để làm vòng tay tâm linh hoặc cất để lấy tinh dầu làm trầm hương.
Bên cạnh 3 loại gỗ kể trên thì còn có một loại gỗ sưa màu đen. Nó được gọi là tuyệt gỗ và được nhiều đại gia săn lùng. Tuy nhiên nó rất quý hiếm và khó để tìm thấy.
Loại gỗ sưa nào quý nhất
Về tính ứng dụng và độ phổ biến thì gỗ sưa đỏ được đánh giá là quý và đắt nhất. Bên cạnh đó, loại sưa đỏ có xuất xứ từ Hải Nam là loại có giá trị cao nhất. Đây là loại gỗ đại diện cho các tầng lớp quyền lực và giàu có ở Trung Quốc.
Sưa đỏ không chỉ mang trên mình vẻ đẹp tuyệt mỹ mà nó còn là loại gỗ có chất lượng đứng hàng đầu. Vân gỗ sưa đỏ của Việt Nam có ở cả bốn mặt thân gỗ và được đánh giá là loại gỗ đẹp nhất ở nước ta. Khi đưa gỗ ra ánh sáng có thể thấy 7 màu óng ánh.
Độ bền chắc của loại gỗ này thuộc hàng bậc nhất bởi nó không bị mục hay ngấm nước. Bạn có thể để gỗ ngâm nước trong vài năm nó cũng không bị mục hay có để ngoài thời tiết khắc nghiệt loại gỗ này cũng không hề bị nứt nẻ.
Cách nhận biết gỗ sưa
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ cha ông ta có truyền lại “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa”. Đây là cách để nhận biết gỗ sưa nhanh nhất. Ngày nay, để có thể nhận biết được loại gỗ này, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây.
Mùi hương gỗ
Mùi hương của tinh dầu được giữ trọn vẹn trong thân gỗ, có mùi thoang thoảng như trầm hương rất đặc trưng. Nên dựa vào mùi hương có thể nhận biết là dễ dàng nhất.
Đối với những thân gỗ mới bạn có thể ngửi trực tiếp để nhận biết. Còn đối với những loại gỗ đã để lâu thì chỉ cần dùng dao cạo lớp ngoài đi thì sẽ ngửi được mùi hương này.
Màu sắc của gỗ
Màu vàng hoặc đỏ là màu sắc đặc trưng của loại gỗ này, khi sử dụng lâu ngày gỗ sẽ bị xuống màu. Tuy nhiên, khi dùng dao hoặc giấy nhám chà lên bề mặt gỗ sẽ thấy được lớp màu sáng rực ở bên trong.
Thớ gỗ rất nhỏ và mịn có màu đỏ sẫm đôi khi có xen các thớ màu đen. Các đường vân gỗ xếp thành từng lớp rất đẹp mắt, Một vài đường vân gỗ còn tạo thành những hình thù kỳ quái trong giống như mặt quỷ.
Dùng mẫu để thử
Nếu như có một mẫu gỗ để thử bạn có thể đốt hoặc là ngâm vào nước để phân biệt. Gỗ sưa khi đốt sẽ có mùi hương trầm, tàn khói màu trắng ngà.
Nếu bạn chọn cách ngâm nước thì hãy ngâm vào nước sôi khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi ngâm nước sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt và trong suốt, ở phần viền bát ngâm sẽ nổi lên một đường váng dầu và có mùi thơm.
Gỗ sưa có tác dụng gì
Được đánh giá là loại gỗ quý và được rất nhiều người săn lùng, tìm kiếm nên chắc hẳn loại gỗ này cũng có rất nhiều tác dụng. Qua tìm hiểu và tổng hợp, chúng tôi xin đưa ra những tác dụng chính khi sử dụng gỗ sưa.
Giá trị sử dụng và sưu tập
Đầu tiên phải kể đến chính tính thẩm mỹ của loại gỗ này, bởi nó có màu sắc và các đường vân gỗ cực kỳ đẹp mà ít ai có thể cưỡng lại. Đặc biệt là loại gỗ này còn lưu giữ được hương thơm tự nhiên rất lâu và có độ bền rất cao.
Hiện nay, ở Trung Quốc vẫn còn lưu lại những món đồ nội thất như tủ, bàn, ghế, giường… từ những đời vua chúa nhà Đường, nhà Thanh hoặc nhà Minh. Những món đồ này được coi là vô giá, nhiều người nhận định nếu đem các món đồ này đi định giá thì nó phải lên đến mức hàng triệu đô la.
Những sản phẩm đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ này dù để qua hàng nghìn năm vẫn không bị mối mọt ăn hay có dấu hiệu mục ruỗng. Đặc biệt là khi để quần áo vào trong tủ nó còn có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu và sảng khoái. Đó cũng là lý do mà loại gỗ này có giá trị sử dụng và giá trị sưu tập rất là cao.
Tác dụng đối với sức khỏe con người
Từ xa xưa, các gia đình quyền quý hay các bậc đế vương đều sử dụng loại gỗ này và xem nó như một loại thảo dược thượng đẳng. Những người bị răng ố vàng nếu thường xuyên tiếp xúc với loại gỗ này, chọn loại gỗ có tuổi trên 100 năm thì răng sẽ trắng lại.
Dùng bột gỗ đun với nước rồi đắp lên những chỗ bị đau trên cơ thể sẽ giúp đả thông kinh lạc, thức đẩy tuần hoàn máu và giảm được áp lực. Hoặc dùng bột gỗ cũng có thể trị được bệnh chàm. Cách làm là dùng 1g bột gỗ, 3g hùng hoàng, 10g nước diếp cá, 1g axit salicylic, 2g thất lý tán trộn đều tất cả rồi đắp lên chỗ bị chàm mỗi ngày 1 lần.
Với những người bị đau xương khớp thì dùng bột gỗ pha với giấm trắng rồi đắp lên chỗ đau nhức. Cứ 10 ngày là một liệu trình, kiên trì sau 3 liệu trình thì hầu như không còn đau nhức nữa.
Ngoài ra, các loại gỗ sưa lâu năm còn phát tán một chất gọi là mộc dưỡng. Nó có thể giúp cho con người cảm thấy thoải mái, an thần và tỉnh táo. Loại chất này còn có tác dụng trong việc thúc đẩy các tế bào tái tạo, ngăn ngừa các vết nhăn, duy trì sắc đẹp.
Những ứng dụng của gỗ sưa trong đời sống hiện nay
Với một loại gỗ có quá nhiều ưu điểm như thế này thì chắc chắn sẽ được sử dụng rất nhiều trong đời sống.
Tạc tượng
Đây là một trong những ứng dụng được nhiều người sử dụng nhất. Những bức tượng như phật quan âm, phật di lặc hay các con vật tâm linh thường được tạc bằng loại gỗ này và chúng có giá trị rất cao.
Đồ thờ cúng – tâm linh
Theo một số quan niệm phong thủy, gỗ sưa còn ý nghĩa trong việc mang lại may mắn, trừ tà ma và xua đuổi vận xui rủi. Vì thế khi sử dụng làm các món đồ thờ cúng hoặc đặt tại các vị trí tâm linh là rất phù hợp.
Tủ – bàn ghế
Do gỗ sưa còn mang ý nghĩa tâm linh nên ngoài việc tạc tượng thì nó được sử dụng nhiều để làm tủ thờ. Bên cạnh đó là các bộ bàn ghế ở phòng khách bởi màu sắc và các đường vân gỗ luôn mang đến vẻ sang trọng và giúp nâng cao được địa vị của gia chủ.
Vòng tay gỗ sưa
Một món đồ làm từ gỗ sưa được ưa chuộng nữa chính là vòng tay. Bởi khi tiếp xúc nhiều với loại gỗ này không chỉ giúp cho sức khỏe tốt lên mà nó còn có giá trị về phong thủy.
Thông thường những người làm kinh doanh rất hay sử dụng vòng tay này vì nó mang lại may mắn, giúp công việc thuận lợi. Nó có thể xua đuổi tà ma, cũng như ngăn chặn những nguồn năng lượng xấu không thể tác động đến chủ nhân.
Đặc biệt là bản chất hiền lành của loại gỗ này sẽ phù hợp với tất cả mọi người nên ai cũng có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến cung mệnh.
Giá gỗ sưa hiện nay là bao nhiêu
Giá trị của gỗ sưa được đánh giá qua vẻ đẹp và chất lượng gỗ. Việc mua bán loại gỗ này vẫn diễn ra hàng ngày, hàng tháng và chưa có dấu hiệu bớt sôi động. Giá gỗ sưa được chúng tôi cập nhật tại thời điểm Tháng 12/2024 bạn có thể tham khảo như sau:
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về nguồn gốc, đặc tính cũng như công dụng và cách để nhận biết gỗ sưa. My House Design Hy vọng, bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích để khi sử dụng có thể mua đúng gỗ chất lượng và không bị nhầm lẫn.