Trong mỗi công trình, cửa sổ ngoài chức năng làm tăng tính thẩm mỹ thì còn đóng vai trò giúp lấy sáng và hỗ trợ thông gió tự nhiên cho các căn phòng. Xét về phong thủy, đây cũng là nơi đón nguồn sinh khí vào nhà. Vậy kích thước cửa sổ thông dụng hiện nay là bao nhiêu? Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức chuẩn nhất và những lời khuyên từ các chuyên gia. Đừng bỏ lỡ thông tin nào nhé.
Yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cửa sổ
Trước khi tìm hiểu về các thông số tiêu chuẩn khi xây dựng cửa sổ thì bạn cũng nên biết kích thước này chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố nào.
Hướng và vị trí cửa sổ
Để tránh việc xây dựng tại vị trí không phù hợp thì gia chủ cần quan tâm đến hướng của cửa sổ. Mỗi hướng sẽ có những đặc điểm khác nhau nên cũn sẽ ảnh hưởng đến việc có nên thiết kế cửa sổ hay không và kích thước lớn hay nhỏ. Với điều kiện khí hậu như ở Việt Nam – bạn nên chú ý đến những điểm sau:
– Hướng chính Bắc: chỉ mở cửa sổ khi thực sự cần thiết. Tại hướng này, kích thước cửa sổ nên bé và thường xuyên đóng kín.
– Hướng Đông Bắc: là hướng mang nhiều âm hàn và sát khí nên không khuyến khích mở cửa sổ. Trường hợp thực sự cần thiết thì phải tránh rơi vào cung cấn.
– Hướng Đông và Đông Nam: có thể mở cửa sổ bình thường. Nếu là cửa sổ có kính thì nên dùng kính màu tối hoặc xanh nước biển để tránh sánh sáng chói vào sáng sớm.
– Hướng chính Nam: nên mở cửa sổ lớn để đón gió mát và đón sinh khí tốt. Đồng thời, gió từ hướng này thổi đến còn có thể giúp luân chuyển và hóa giải sát khí trong nhà.
– Hướng Tây Nam: không nên làm cửa sổ quá lớn.
– Hướng Tây và Tây Bắc: cửa sổ có thể thiết kế với đa dạng kích thước. Tuy nhiên nên thường xuyên đóng và chỉ mở khi cần thiết. Đồng thời nên kết hợp sử dụng cửa sổ có mái che nắng và có bố trí rèm cửa.
Kích thước cửa sổ theo phong thủy
Theo phong thủy, số lượng cánh cửa nói chung và cửa sổ nói riêng sẽ có những tên gọi khác nhau. Cụ thể:
– Cửa 1 cánh – Bối Âm. Áp dụng cho cửa sổ chỉ phù hợp đặt tại khu vực tầng hầm – những nơi u tối hoặc mặt tường về hướng Bắc.
– Cửa 2 cánh – Nghênh Phúc Trường Thọ: đón phúc lộc tới.
– Cửa 3 cánh – Tam Dương Khai Thái: mở ra để mang lại điều tốt đẹp.
– Cửa 4 cánh – Tứ Quý: mọi sự tốt lành.
Tùy theo diện tích căn phòng và không gian mà có thể lựa chọn kích thước cửa phù hợp với số lượng cánh cửa mong muốn. Đối với căn phòng nhỏ hơn 15m2 thì chỉ nên mở cửa sổ 2 cánh. Nếu căn phòng lớn hơn 15m2 thì có thể xem xét việc mở cửa sổ 3 hay 4 cánh.
Thước lỗ ban đo cửa sổ
Thước lỗ ban là một loại thước phong thủy dùng để đo các kích thước trong xây dựng và sản xuất đồ nội thất. Mỗi số đo đều tương ứng với một cung hoặc xấu mang các hàm ý tương ứng. Người ta thường sử dụng thước lỗ ban 52.2cm hoặc 42.9cm để tính toán và đo thông số xây dựng cửa sổ mang hàm ý tốt theo phong thủy.
Qua tổng hợp kinh nghiệm thực tế, kích thước cửa sổ thông dụng hiện nay thường rơi vào các con số sau đây:
– Chiều rộng cửa sổ (cm): 47, 61, 69, 85, 89, 108, 125, 126, 151, 155…
– Chiều cao cửa sổ (cm):
+ Chiều cao từ mặt sàn lên đến mép dưới của cửa sổ: 81 – 83.
+ Chiều cao cửa sổ: 59, 62, 69, 88, 125, 133, 144…
Tiêu chuẩn kích thước cửa sổ hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại cửa sổ với kiểu dáng, chất liệu và cách sử dụng khác nhau. Dựa theo TCVN 7451:2004 – quy định về kỹ thuật của cửa sổ, ta có những thông số kích thước cửa sổ tiêu chuẩn như sau:
Kích thước cửa sổ 1 và 2 cánh
Đây là loại cửa sổ phổ biến nhất và có thể tìm thấy ở hầu hết các công trình xây dựng ở Việt Nam. Tiêu chuẩn được gợi ý như sau:
– Đối với cửa mở quay vào trong
– Đối với cửa mở quay ra ngoài
– Đối với cửa mở trượt
– Đối với cửa mở hất ra ngoài
Kích thước cửa sổ 3 cánh
Cửa sổ 3 cánh là loại cửa có kích thước tương đương với cửa sổ 2 cánh. Tuy nhiên loại này thường ít được thi công hơn và thường được dùng theo yêu cầu đặc biệt từ gia chủ. Kích thước phổ biến thường dùng nằm trong các khoảng sau:
– Cao 1,28m – rộng 0,88m.
– Cao 1,33m – rộng 0,89m.
– Cao 1,34m – rộng 1,05m.
– Cao 1,44m – rộng 1,06m.
– Cao 1,53m – rộng 1,08m.
– Cao 1,25m – rộng 1,09m.
Kích thước cửa sổ 4 cánh
Loại cửa này thường chỉ áp dụng cho những không gian phòng có diện tích lớn. Việc mở cửa sổ 4 cánh cũng áp dụng cho những không gian cần nhiều ánh sáng hoặc đón các luồng gió mát.
Kích thước phổ biến thường thấy như sau:
Chiều cao | Chiều rộng | Vách kính trên |
1200 | 2110 – 2150 | 350 |
1400 | 2110 – 2150 | 350 |
1200 | 2310 – 2360 | 350 – 400 |
1400 | 2310 – 2360 | 350 – 400 |
1400 | 2550 | 350 – 400 |
1450 | 2620 | 350 – 400 |
Lưu ý thiết kế kích thước cửa sổ tại các phòng chức năng
Mỗi không gian trong ngôi nhà đều giữ một vai trò nhất định. Do đó, việc mở cửa sổ tại mỗi phòng chức năng sẽ ý nghĩa riêng. Đồng thời, tùy theo phong cách thiết kế và ý muốn của gia chủ mà các thông số kích thước cũng sẽ được thay đổi để phù hợp với từng không gian.
Đối với cửa sổ phòng khách
Đây là không gian chính dùng trong sinh hoạt chung của các thành viên và cũng chính là nơi tiếp khách của gia chủ. Không gian này luôn cần có đầy đủ ánh sáng để mang lại cảm giác rộng lớn và phóng khoáng. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp nơi đây trở nên thu hút và ấn tượng hơn.
Một phòng khách với những ô cửa sổ lớn nhìn ra bên ngoài sẽ là một thiết kế mở kết nối không gian bên trong và thiên nhiên bên ngoài. Hiện nay, phòng khách có cửa sổ đẹp được khai thác với đa dạng kích thước, thiết kế và bày trí khác nhau. Bạn nên có sự cân đối để tạo ra sự hài hòa và đem đến cuộc sống tiện nghi, thoải mái nhất.
Kích thước cửa sổ phòng ngủ
Phòng ngủ là một không gian riêng tư, đem đến khoảng thời gian nghỉ ngơi cho mỗi con người. Do vậy, ánh sáng trong căn phòng này là một điều cần lưu ý. Phòng ngủ nên có cửa sổ để lưu thông không khí, đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, chỉ nên thiết kế 1-2 cửa sổ trong phòng ngủ và kích thước phải được cân đối với diện tích của không gian.
Kích thước cửa sổ cho phòng ngủ hợp lý nhất nên thiết kế nằm trong các số đo sau đây.
– Đối với phòng ngủ thông thường:
Chiều rộng cửa sổ (cm): 82, 104, 124.
Chiều cao cửa sổ (cm): 190, 210, 230.
– Đối với phòng ngủ cho con còn đi học:
Chiều rộng (cm): 82, 106, 126.
Chiều cao (cm): 190, 210, 230.
– Đối với phòng ngủ cho con đã đi làm hoặc phòng ngủ khách:
Chiều rộng (cm): 85, 105, 120.
Chiều cao (cm): 190, 210, 230.
Có nên làm cửa sổ cho phòng thờ không?
Không gian thờ cúng là nơi linh thiêng nên cần sự yên tĩnh. Bàn thờ cần tránh gió thổi hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhưng vẫn cần có sự lưu thông không khí nhất định. Trong phòng thờ có thể để sửa sổ nhưng không nên làm quá nhiều và quá rộng lớn để tránh gây hao hụt vượng khí.
Bố trí cửa sổ trong phòng thờ cần lưu ý:
– Nên chọn cửa hai cánh.
– Không thiết kế cửa sổ đối diện cửa vào hoặc đối diện với bàn thờ.
– Kiêng kỵ bố trí cửa sổ ngay bên trên, bên dưới hoặc bên cạnh của bàn thờ.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về kích thước cửa sổ và những điều cần lưu ý khi bố trí. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác nhất thì bạn nên liên hệ tới các đơn vị thiết kế để đồng bộ từ hình thức đến công năng. Đồng thời, cần thêm sự giám sát và phối hợp với các bên thi công xây dựng và cung cấp vật liệu làm cửa để đạt được sự hoàn hảo.
Chúc bạn may mắn và thành công.