Xây dựng một công trình kiến trúc đẹp, bền vững là điều không hề dễ dàng. Đi cùng với xu thế phát triển của thời đại thì các yêu cầu về thiết kế kiến trúc ngày càng khắt khe hơn. Công việc này đòi hỏi các kiến trúc sư phải kết hợp khéo léo nhiều yếu tố khác nhau để vẽ nên một công trình có thể nhận được nhiều sự khen ngợi.

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ thiết kế kiến trúc và tất cả các vấn đề liên quan.

dich vu thiet ke kien truc

Thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế kiến trúc được hiểu đơn giản là cách tạo ra những bản vẽ hoặc quy ước để mô phỏng một công trình. Đây là một công việc đòi hỏi người thiết kế phải sở hữu khả năng sáng tạo, óc thẩm mỹ cùng các kiến thức xây dựng vững vàng.  Quá trình thực hiện một thiết kế kiến trúc đẹp cần có thời gian, kinh phí và các công cụ hỗ trợ để tạo nên một công trình có đầy đủ công năng cùng trải nghiệm thoải mái nhất.

thiet ke kien truc la gi

Hiểu theo một cách khác thì thiết kế kiến trúc còn là tổng hợp các yếu tố: mỹ thuật, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật vào trong việc bố trí các không gian công trình. Cụ thể có thể kể đến là: kết cấu kiến trúc, hệ thống điện – chiếu sáng, hệ thống cấp thoát – nước… Tất cả hòa hợp nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, sự an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.

Các phong cách thiết kế kiến trúc

Từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu hình thành những khái niệm đầu tiên về kiến trúc cho đến nay đã hình thành và phát triển rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Mỗi phong cách thiết kế có thể đại diện cho một giai đoạn lịch sử, một vùng lãnh thổ… và đi cùng với đó là những nét riêng biệt mà khó có thể nhầm lẫn với nhau.

Qua các tài liệu thu thập được, chúng tôi tổng hợp được lại các phong cách thiết kế kiến trúc sau đây:

– Phong cách kiến trúc cổ điển

– Phong cách Romanesque

– Kiến trúc Gothic

– Phong cách thiết kế Baroque

– Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

– Phong cách Beaux-Arts

– Phong cách Art Nouveau

– Phong cách Art Deco

– Phong cách nghệ thuật Bauhaus

– Phong cách Deconstructivism

– Phong cách Byzantine

– Phong cách kiến trúc Phục Hưng

– Phong cách hậu hiện đại

– Thiết kế kiến trúc hiện đại

Để tìm hiểu chi tiết hơn về từng phong cách, mời các bạn theo dõi thêm tại các bài viết chuyên sâu tại chuyên mục tư vấn các phong cách thiết của chúng tôi.

Yêu cầu cơ bản trong thiết kế kiến trúc

Tất cả các công trình dù lớn hay nhỏ, một khi đã có thiết kế kiến trúc thì cần phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây:

Tiện dụng, đảm bảo công năng sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng cần được nhắc đến đầu tiên. Tùy vào yêu cầu thiết kế, thể loại công trình mà các tiêu chuẩn về mặt kiến trúc, công năng sẽ được nghiên cứu và đưa vào bản vẽ. Ví dụ, với mục đích xây dựng nhà ở: biệt thự, nhà phố… thường phục vụ nhu cầu sinh sống cơ bản, giải trí và nghỉ ngơi. Trong khi đó, đối với khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại… lại hướng đến mục đích kinh doanh.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Thiết kế kiến trúc luôn phải hướng tới sự phù hợp, tiện lợi cho các đối tượng sử dụng. Trên cơ sở đó, những kiến trúc sư phải là người am hiểu chặt chẽ các kiến thức liên quan để đưa ra cách phân chia bố cục, diện tích, vị trí đặt đồ nội thất… cho công năng sao cho hài hòa, hợp lý và có tính thẩm mỹ cao nhất.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Bền vững – an toàn kỹ thuật

Xây dựng một công trình là việc chi ra một số lượng tiền của, nhân lực không hề nhỏ. Vì vậy, tính bền vững, an toàn kỹ thuật cũng rất được quan tâm và được chú trọng. Để là một kiến trúc sư thiết kế giỏi thì phải nắm rõ nguyên lý thiết kế kiến trúc được quy định tại các giáo trình hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Mỗi công trình kiến trúc khi đưa vào thiết kế phải được tính toán dựa trên các cơ sở và đưa ra được các con số chính xác trong bản vẽ. Ngoài ra, có thể dựa trên kinh nghiệm thực tế, công nghệ thi công để đưa ra các quyết định về kỹ thuật và hạn chế những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra.

Thiết kế kiến trúc có tính thẩm mỹ

Định nghĩa về vẻ đẹp của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bất kì ai cũng đều mong muốn sở hữu một công trình kiến trúc có thiết kế dành được nhiều sự khen ngợi. Đồng thời, những kiến trúc sư khi tạo ra công trình đó cũng sẽ rất tự hào vì đã đem đến một tác phẩm có giá trị được nhiều người công nhận.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Tùy theo phong cách thiết kế kiến trúc tổng thể, những nét đặc trưng trong văn hóa, khí hậu từng vùng miền và những yêu cầu riêng của chủ đầu tư mà có nhiều cách khác nhau để khiến công trình trở nên đẹp mắt và ấn tượng. Đơn giản có thể kể đến như việc cân đối bố cục, sắp xếp các hình khối, phối kết hợp màu sắc… Đi vào chi tiết có thể là cách sử dụng các loại vật liệu, họa tiết, hoa văn… và tùy vào cả tính sáng tạo của người thiết kế.

Giá trị kinh tế khi thuê thiết kế kiến trúc

Nhiều người đã có cách hiểu rằng khi thuê thiết kế kiến trúc là một điều lãng phí. Điều này quả thật là một sai lầm nghiêm trọng. Đối với những hạng mục nhỏ, công trình phụ thì không phải vấn đề quá lơn. Nhưng với các công trình càng to thì thuê dịch vụ thiết kế là cách ngôn ngoan giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được vẻ đẹp, tính bền vững và sự sang trọng cho công trình.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Giá trị của bộ hồ sơ thiết kế chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng mức đầu tư cho một công trình kiến trúc. Dựa trên hồ sơ đã thiết kế thì có thể tính toán chi tiết, chính xác các hạng mục đầu tư. Khi thi công sẽ tránh được các chi phí phát sinh so với việc không có bản vẽ thiết kế hoặc phải làm đi làm lại nhiều lần. Các kết cấu công trình cũng sẽ được cân đối vừa đủ để không bị dư ra hoặc thiếu hụt gây ra những thất thoát về mặt kinh tế.

Giá trị về mặt xã hội

Một điều mà nhiều người có thể không biết hoặc không để ý là thiết kế kiến trúc còn gắn liền với nhiều mặt và đem lại giá trị cho xã hội. Một công trình được thiết kế có thể thay đổi nhận thức và định hướng sự phát triển cho cả một khu vực, một cộng đồng dân cư.

yeu cau co ban trong thiet ke kien truc

Một tác phẩm thiết kế kiến trúc đẹp, bền vững tồn tại sẽ góp phần làm đẹp cho xã hội và đất nước. Đồng thời, nó còn phản ánh được dấu mốc thời gian và sự hưng thịnh của cả một giai đoạn phát triển qua các thời kỳ khác nhau.

Phong thủy trong thiết kế kiến trúc

Phong thủy là một yếu tố đã tồn tại từ rất lâu trong quan niệm của người Á Châu nói chung và người Việt Nói riêng. Mối quan hệ của kiến trúc và phong thủy liên quan đến vận mệnh, cát – hung, họa – phúc… cùng sự hành thông của con người. Tuy rằng xã hội phát triển nhưng các vấn đề quan trọng như thiết kế, xây dựng công trình cũng cần phải xem xét và tính toán đến cả phong thủy. Hãy tìm hiểu và hợp tác với những công ty uy tín, có trách nhiệm, kinh nghiệm… để tạo ra phong thủy tốt ngay từ khi bắt đầu thiết kế kiến trúc.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc gồm những gì

Một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc hoàn thiện và đầy đủ nhất sẽ gồm các mục sau:

Hồ sơ kiến trúc

TT Tên bản vẽ Nội dung chi tiết
1 Phối cảnh 3D mặt tiền góc nhìn chính, phụ Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công
2 Mặt bằng bố trí nội thất các tầng Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng
3 Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng. Thể hiện kích thước xây tường, cốt hoàn thiện; ghi chú thi công; ký hiệu kết nối thống nhất các bản vẽ
4 Các mặt đứng kỹ thuật thi công Thể hiện kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí mặt tiền
5 Các mặt cắt kỹ thuật thi công Cắt qua các không gian chính, các không gian phức tạp. Thể hiện các thông số cao độ thi công; các ghi chú chỉ định vật liệu cấu tạo các lớp sàn
6 Mặt bằng lát sàn các tầng Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu
7 Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí
8 Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh
9 Các bản vẽ chi tiết cầu thang Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn
10 Các bản vẽ chi tiết phòng thang máy (nếu có) Thể hiện kích thước và các thông số phòng thang máy (hố pit, cửa thang, phòng máy…)
11 Các bản vẽ chi tiết hệ thống cổng, cửa, vách kính Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện
12 Các bản vẽ chi tiết hệ thống ban công, sảnh Gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng ban công; chi tiết cấu tạo lan can – tay vịn; các chi tiết trang trí; thoát nước ban công…
13 Các bản vẽ chi tiết trang trí mặt đứng Gồm các bản vẽ cấu tạo các chi tiết trang trí mặt tiền; ghi chú vật liệu sử dụng.
14 Các bản vẽ chi tiết kiến trúc đặc thù từng công trình Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, ghi chú vật liệu sử dụng ….

Hồ sơ kết cấu

TT Tên bản vẽ Nội dung chi tiết
1 Thuyết minh kết cấu Các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên ngành về kết cấu: cường độ vật liệu, mác bê tông, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách bảo vệ cốt thép…
2 Mặt bằng kết cấu móng Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện
3 Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…)
4 Mặt bằng định vị chân cột Định vị vị trí các cột, thể hiện cách thức bố trí thép chân cột, đường kính các loại thép
5 Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép
6 Các bản vẽ thống kê thép móng, cổ cột, bể phốt, bể nước ngầm Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện
7 Các bản vẽ chi tiết cột, mặt bằng, mặt cắt các loại cột Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng loại cột; thể hiện số lượng, đường kính cốt thép; cách thức bố trí
8 Các bản vẽ thống kê thép cột Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện
9 Mặt bằng kết cấu các tầng Thể hiện hệ thống dầm chịu lực của các tầng; ký hiệu từng loại dầm; kích thước từng loại dầm; các vị trí âm sàn; cốt cao độ các sàn
10 Các bản vẽ chi tiết từng cấu kiện dầm Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng cấu kiện dầm; thể hiện số lượng, đường kính, cách thức bố trí từng loại thép.
11 Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp dưới) Bố trí thép lớp dưới của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép
12 Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp trên) Bố trí thép lớp trên của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép
13 Các bản vẽ thống kê thép sàn các tầng Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng sàn
14 Các bản vẽ kết cấu cầu thang bộ, thang máy (nếu có) Thể hiện cách thức bố trí thép cho cầu thang; đường kính, số lượng, quy cách bố trí…
15 Các bản vẽ kết cấu các phần sảnh, mái trang trí (nếu có) Thể hiện cấu tạo phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện
16 Các bản vẽ kết cấu các cấu kiện đặc thù, lanh tô cửa, cổng Thể hiện cấu tạo các phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện

 Hồ sơ thiết kế điện – chiếu sáng

TT Tên bản vẽ Nội dung chi tiết
1 Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn
2 Mặt bằng cấp điện động lực các tầng Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh…
3 Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà
4 Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện toàn nhà Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện
5 Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại) Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng
6 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ
7 Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc
8 Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị
9 Các bản vẽ chi tiết hệ thống chống sét, thống kê vật tư Thể hiện vị trí định vị kim thu sét, hệ thống dây truyền dẫn thép, hệ thống cọc tiếp địa…
10 Mặt bằng cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…) Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào.

Hồ sơ hệ thống cấp – thoát nước

TT Tên bản vẽ Nội dung chi tiết
1 Mặt bằng cấp nước sinh hoạt các tầng Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước
2 Mặt bằng thoát nước các tầng, mái Thể hiện đường thoát nước từ mái, ban công, các phòng tắm, vệ sinh, nhà bếp…; chủng loại, tiết diện đường ống thoát nước…
3 Các bản vẽ chi tiết cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… Thể hiện chi tiết đường cấp – thoát nước cho từng phòng tắm, vệ sinh; đường kính đường ống, độ dốc tiêu chuẩn, vị trí đấu nối…
4 Sơ đồ không gian cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… Thể hiện sơ đồ nguyên tắc cấp thoát nước của từng phòng tắm, vệ sinh kết nối với hệ thống cấp thoát chung của toàn nhà
5 Các bản vẽ chi tiết cấu tạo, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước Thể hiện chi tiết lắp ráp, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước
6 Các bản vẽ thống kê vật tư cấp thoát nước Thống kê số lượng, đường kính đường ống, các loại vật tư thiết bị cấp thoát nước

Dự toán khối lượng vật tư và chi phí xây dựng

Đây là phần được thực hiện khi có yêu cầu từ phía chủ đầu tư. Bảng dự toán phải thể hiên được sơ bộ về khối lượng vật tư, tổng mức đầu tư theo từng hạng mục của công trình (móng, tầng 1, tầng 2, tầng 3…, mái). Đồng thời bóc tách, thể hiện khối lượng các vật tư cho từng phần thô và phần hoàn thiện.

Đây sẽ là bảng bóc tách sơ bộ không phải bảng dự toán chi tiết thi công.

Kinh nghiệm lựa chọn công ty thiết kế kiến trúc

Nếu còn đang phân phân chọn lựa giữa hàng trăm, hàng ngàn công ty cung cấp các dịch vụ thiết kế kiến trúc thì bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây:

– Thành lập lâu năm và có nhiều kinh nghiệm

Một kiến trúc sư, công ty đã trải qua thiết kế nhiều công trình kiến trúc sẽ có nhiều kinh nghiệm. Họ luôn biết cách để làm cho công tình của bạn vừa đẹp lại có sự an toàn mà vẫn đảm bảo được công năng. Đặc biệt, nếu công trình có những điều kiện thiết kế không thuận lợi thì càng nên chọn những đơn vị dày dặn kinh nghiệm.

– Nhiệt tình và tỉ mỉ

Điều này sẽ càng làm tăng giá trị và sự tin tưởng vào các kiến trúc sư trong quá trình thiết kế. Càng trau truốt và tỉ mỉ thì càng chứng tỏ tâm huyết mà những người sáng tạo đặt vào tác phẩm, công trình.

thiet ke kien truc tan co dien

– Có kiến thức về phong thủy

Như đã đề cập ở trên thì yếu tố phong thủy cũng rất được quan tâm và cần được cân nhắc trong quá trình thiết kế. Vì vậy, việc trao đổi với những người có hiểu biết về phong thủy là điều may mắn và có lợi cho chủ đầu tư.

– Có thể chọn lựa người địa phương

Lý giải cho điều này là bởi người địa phương sẽ am hiểu rõ về tình trạng đất đai, khí hậu và những đặc trưng tại nơi đặt công trình. Tư vấn từ những người như vậy sẽ đáng tin cậy. Tuy nhiên, với điều kiện trang thiết bị hiện đại và những KTS với chuyên môn cao thì việc khảo sát đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể bớt phân vân khi chọn những đơn vị thiết kế có khoảng cách địa lý xa.

Quy trình thiết kế kiến trúc tại My House Design

Chúng tôi là công ty cung cấp giải pháp thiết kế kiến trúc hàng đầu tại khu vực miền Bắc. Bạn có thể tham khảo về quy trình làm việc tại My House Design với 8 bước cơ bản

  1. Tiếp nhận thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Trao đổi về ý tưởng thiết kế và định hình phong cách kiến trúc.
  2. Báo giá, thỏa thuận cụ thể về chi phí thiết kế, thời hạn bàn giao hồ sơ, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.
  3. Ký kết hợp đồng thiết kế/ Hợp đồng nguyên tắc
  4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định không gian công trình cần thiết kế
  5. Thiết kế phương án sơ bộ 2D. Điều chỉnh, hoàn thiện dựa trên những ý kiến đóng góp, trao đổi với của chủ đầu tư.
  6. Thiết kế 3D. Điều chỉnh, hoàn thiện dựa trên những ý kiến đóng góp, trao đổi với của chủ đầu tư.
  7. Triển khai Hồ sơ kỹ thuật và bóc tách dự toán thi công.
  8. Bàn giao hồ sơ, quyết toán giá trị Hợp đồng thiết kế.

Đơn giá thiết kế kiến trúc

Dịch vụ thiết kế Đơn giá
Kiến trúc Biệt thự, Dinh thự 150.000 – 200.000 đ/m2
Kiến trúc nhà ống 1 mặt tiền, 2 mặt tiền 100.000 – 150.000 đ/m2
Kiến trúc nhà vườn, nghỉ dưỡng 100.000 – 150.000 đ/m2
Kiến trúc Văn phòng cho thuê 80.000 – 120.000 đ/m2
Kiến trúc khách sạn, nhà hàng, quán café 120.000 – 160.000 đ/m2

Lưu ý:

Đơn giá trên áp dụng cho những công trình với thiết kế thông thường. Với những yêu cầu đặc biệt về phong cách, vị trí thi công đặc thù (dưới nước, sườn dốc…) hoặc nghiên cứu sâu về văn hóa, tâm linh đơn giá sẽ được tính nhân đôi hoặc nhân ba tùy yêu cầu công trình.

– Tổng giá trị hợp đồng có thể được giảm đến 50% với những công trình có diện tích lớn hoặc khách hàng kí hợp đồng thi công xây dựng trọn gói.

– Mọi thắc mắc và yêu cầu thiêt kế hãy liên hệ với Hotline: 0974.392.979 hoặc Đăng kí tư vấn theo mẫu có sẵn.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: myhousedesign.vn@gmail.com

Website: https://myhousedesign.vn

MSDN: 0109103109

>>> ĐĂNG KÍ TƯ VẤN <<<