Trong các loại gỗ sử dụng làm đồ nội thất hiện nay thì veneer là cái tên không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, để biết chính xác “veneer là gì” và những ứng dụng của loại gỗ này thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng tìm câu trả lời để làm sáng tỏ vấn đề qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

veneer la gi

Veneer là gì? Gỗ veneer là gì?

Veneer hay còn có tên gọi khác là gỗ ván lạng. Đây là một loại gỗ được lạng mỏng từ những cây gỗ tự nhiên. Những tấm veneer sau khi lạng ra thường có độ dày từ 0,3 đến 0,6mm và tuyệt đối không dày hơn 3mm. Tùy thuộc vào thân các cây gỗ mà kích thước của các tấm lạng sẽ thay đổi. Trung bình chiều rộng là 180mm và độ dài khoảng 240mm.

veneer la gi

Gỗ veneer là một sự kết hợp của các tấm veneer phủ lên phần cốt gỗ công nghiệp. Do đó, dù veneer được tạo ra từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm nội thất gỗ veneer thì lại thuộc vào nhóm gỗ công nghiệp. Vì vậy mà khái niệm của tấm veneer và gỗ veneer là hoàn toàn khác nhau.

veneer la gi

Các loại veneer phổ biến hiện nay

Bảng màu veneer rất đa dạng và phong phú bởi nó tùy thuộc vào màu sắc và vân của cây gỗ được cắt xẻ. Hiện nay một số loại gỗ như óc chó, gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, xoan đào, thông… thường được sử dụng để làm tấm veneer.

Veneer óc chó

Sản phẩm được phủ veneer óc chó luôn mang đến sự thanh lịch và sang trọng. Bởi gỗ óc chó mang đường vân và màu sắc đẹp mắt. Người dùng có thể dễ dàng lựa chọn màu sắc cũng như loại vân phù hợp với không gian và sở thích.

cac loai veneer

Veneer sồi

Bề mặt nhẵn mịn, màu sắc nhẹ nhàng và có giá thành phải chăng là điều mà khách hàng tìm đến và lựa chọn veneer gỗ sồi. Hơn nữa, nó rất phù hợp với phong cách hiện đại và thiết kế nội thất gia đình, nhà hàng, khách sạn….

cac loai veneer

Veneer xoan dào

Đây là dòng sản phẩm được ưa chuộng bởi độ ổn định tốt, màu sắc đẹp và tinh tế. Loại veneer này được ưa chuộng dùng trong sản xuất bàn ghế, sàn nhà, tủ bếp hoặc kệ trang trí.

cac loai veneer

Các phương pháp tạo ra veneer

Để tạo ra tấm veneer người ta thường sử dụng 3 phương pháp phổ biến sau:

– Lạng tròn

Để dễ hình dung cho phương pháp này hơn, bạn có thể tưởng tượng thân gỗ tròn như một cuộn giấy. Người ta sẽ sử dụng một lưỡi dao thật sắc và bóc veneer từ ngoài vào trong cho đến phần lõi của gỗ.

phuong phap tao ra veneer

– Lạng phẳng

Khúc gỗ được xẻ ra làm đôi và lưỡi dao sẽ cắt từng tấm veneer thẳng song song với lõi gỗ. Với phương pháp này sẽ cho ra thành phẩm có những đường vân núi rất đẹp mắt.

phuong phap tao ra veneer

– Lạng phần tư

Đúng theo tên gọi của phương pháp này khúc gỗ được chia làm 4 phần, rồi mới được lạng veneer. Đối với phương pháp này sẽ cho ra những tấm veneer sọc, thẳng.

phuong phap tao ra veneer

Ngoài 3 phương pháp trên, người ta có thể sử dụng thêm phương pháp bóc lệch tâm hoặc lạng cắt khối phần tư (bán tiếp tuyến, tiếp tuyến, xuyên tâm). Có kèm hình minh họa phía dưới.

phuong phap tao ra veneer

Đặc điểm của veneer là gì? Gỗ veneer có tốt không?

Gỗ veneer là sự kết hợp của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên nó sẽ mang đặc điểm của cả 2 loại gỗ này. Bên ngoài gỗ veneer là màu sắc và vân của gỗ tự nhiên. Còn phần cốt loại lại mang những đặc điểm của gỗ công nghiệp như dễ gia công, ít cong vênh…

dac diem cua go veneer

Đến đây, chắc hẳn câu hỏi “veneer là gì” đã được giải đáp khá rõ ràng. Nếu bạn muốn biết thêm loại gỗ này có thực sự tốt hay không thì hãy cùng theo dõi phân tích về những ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm của gỗ veneer là gì

– Độ kết cấu ổn định

Khi so sánh về độ cứng gỗ veneer với gỗ tự nhiên thì chắc chắn sẽ không bằng. Tuy vậy, những các sản phẩm là từ chất liệu này vẫn đảm bảo chắc chắn và có độ bền khá cao bởi cốt gỗ công nghiệp ngày càng được sản xuất với chất lượng tốt hơn.

– Tiết kiệm chi phí

Lựa chọn gỗ veneer là phương án được xem có tính kinh tế. Chất liệu này có thể đáp ứng được sở thích của những khách hàng muốn sử dụng đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên nhưng lại không đủ tài chính.

– Vẻ đẹp mang dấu ấn riêng

Do bề mặt của loại gỗ này được phủ bằng tấm veneer là chất liệu gỗ tự nhiên. Tùy vào phong cách thiết kế bạn có thể điều chỉnh cách sắp xếp ghép vân gỗ theo ý thích để tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian.

dac diem cua go veneer

– Thân thiện với môi trường và người dùng

Gỗ veneer cũng được đánh giá là chất liệu thân thiện với môi trường và không gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

Nhược điểm của veneer gỗ cần biết

– Hạn chế về độ dày

Độ dày của một tấm gỗ veneer phụ thuộc vào phần cốt gỗ công nghiệp. Tại bài viết chuyên sâu về gỗ công nghiệp, chúng tôi đã phân tích thì độ dày của chúng sẽ thường ko quá 3mm. Tuy đây là kích thước phổ biến trong sản xuất đồ nội thất nhưng cũng là thách thức với một số dòng sản phẩm nhất định.

dac diem cua go veneer

– Dễ bì trầy xước hoặc bong tróc

Lớp veneer tuy là gỗ tự nhiên nhưng lại là lớp phủ rất mỏng nên khi sử dụng trong thời gian dài vẫn có thể bị bong tróc, phồng rộp hoặc bị trầy xước ở phần cạnh. Để hạn chế tối đa điều này thì phải được gia công kỹ lưỡng với kỹ thuật phù hợp.

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Trước khi tìm hiểu về ứng dụng của veneer thì bạn có thể tham khảo về quy trình để sản xuất ra loại gỗ này.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ tự nhiên như gỗ cây óc chó, gỗ cây sồi, gỗ cây tràm bông vàng,… Những loại gỗ này đều được xử lý qua các bước cơ bản như tách vỏ, ngâm, luộc, loại bỏ nhựa, phơi hoặc sấy khô.

Bước 2: Lạng các khối gỗ ra thành từng tấm mỏng có độ dày từ 0,3mm đến dưới 3mm, tùy vào nhu cầu của khách hàng.

quy trinh san xuat go veneer

Bước 3: Sau khi đã lạng thành những tấm gỗ mỏng chúng sẽ được đem đi sấy bằng lò sấy công nghiệp. Đặc biệt là không được phơi dưới ánh nắng tự nhiên vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các tấm gỗ bị cong vênh, dễ gãy.

Bước 4: Phủ keo lên bề mặt các loại cốt gỗ như gỗ MDF, MFC, gỗ ghép… Sau khi đã lăn keo lên cốt gỗ, sẽ bắt đầu dán veneer lên trên bề mặt đã được phủ keo. Thông thường loại keo được sử dụng phổ biến sẽ có ưu điểm là không độc hại, khả năng kết dính tốt và chống thấm.

Bước 5: Ghép tấm veneer với cốt gỗ bằng các loại máy ép nguội hoặc nóng và toàn bộ công đoạn này sẽ được thực hiện tự động.

Bước 6: Khi lớp veneer đã được ép cố định với cốt gỗ, nó sẽ được tiếp tục xử lý bằng máy chà nhám để giúp cho bề mặt gỗ phẳng mịn và bóng hơn.

quy trinh san xuat go veneer

Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và cho xuất xưởng để giao đến tay khách hàng.

Ứng dụng của gỗ veneer trong nội thất là gì?

Với những đặc điểm ưu việt và quy trình sản xuất không quá phức tạp thì không khó để gỗ veneer được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất hiện nay. Một số sản phẩm nổi bật có thể kể đến đó chính là:

Sàn gỗ veneer

Bảng màu gỗ veneer rất đa dạng và có vẻ ngoài của gỗ tự nhiên vì thế sàn gỗ veneer luôn mang đến vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho không gian nội thất.

ung dung cua go veneer

Bên cạnh đó giá thành của vật liệu này khá thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Đặc biệt mặt sàn có diện tích lớn nên khi dùng loại gỗ veneer này để làm sàn nhà sẽ giảm bớt khá lớn chi phí đầu tư cho chủ nhà.

Tủ bếp gỗ veneer

Một số mẫu gỗ từ veneer óc chó hoặc sồi rất được ưa chuộng để là tủ bếp.  Những mẫu tủ bếp này giúp cho không gian phòng bếp tăng thêm vẻ thẩm mỹ, đồng thời lại rất dễ dọn dẹp vệ sinh.

ung dung cua go veneer

Nội thất phòng ngủ gỗ veneer

– Giường gỗ veneer

Những mẫu giường gỗ veneer có độ cứng cao sẽ mang đến sự yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó màu sắc gỗ tự nhiên sẽ mang đến cảm giác thoải mái, ấm áp rất thích hợp để mang đến một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc.

– Tủ quần áo gỗ veneer

Tủ quần áo được làm bằng gỗ veneer có độ bền cao, giữ màu lâu và nhiều kiểu dáng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất. Bên cạnh đó giá thành của sản phẩm khá thấp nên có thể dễ dàng thay thế.

Kệ trang trí gỗ veneer

Một chiếc kệ trang trí từ gỗ veneer sẽ giúp bạn tô điểm thêm vẻ đẹp cho không gian nội thất, đây sẽ là nơi lưu giữ và trưng bày những món đồ kỷ niệm. Với chất liệu gỗ cứng cáp, có độ bền cao, màu sắc tươi sáng sẽ giúp cho căn phòng trở nên gọn gàng và thoáng đãng hơn.

ung dung cua go veneer

Lời kết

Từ những thông tin trên hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc veneer là gì, gỗ veneer được tạo ra như thế nào. Đồng thời, chúng cũng giúp bạn hiểu thêm về ứng dụng của loại gỗ veneer trong thị trường sản xuất đồ nội thất hiện nay. Những sản phẩm làm từ loại vật liệu này chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho bạn. Nếu bạn còn những băn khoăn cần tư vấn về nội thất – xây dựng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với My House Design nhé.

Liên hệ với chúng tôi

CTY CP GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NỘI THẤT MY HOUSE

VPGD: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Showroom nội thất: Căn số 16 TM3D-9- KĐT The Manor, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Đồng Trúc, Láng Hòa Lạc, Hà Nội

Hotline: 0988 994 655 - 0933 359 808

Email: myhousedesign.vn@gmail.com

Website: https://myhousedesign.vn

MSDN: 0109103109

>>> ĐĂNG KÍ TƯ VẤN <<<